HANNAH HÀ NỘI – “INFLUENCER” THỜI CHIẾN: “VỪA CĂM GHÉT, VỪA NHUNG NHỚ, VỪA SỢ HÃI NHƯNG VẪN KHÔNG THỂ KHÔNG NGHE”

Share

Giọng nói radio huyền thoại, sức mạnh của truyền thông binh địch vận – Bà là ai?

BỐI CẢNH “CHIẾN DỊCH TRUYỀN THÔNG BINH ĐỊCH VẬN”

Năm 1955, chiến trường miền Nam xảy ra nhiều biến động. Trong tình hình đó, bên cạnh những đối sách quân sự, Cục địch vận (nay là Cục dân vận, Tổng cục chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam) phối hợp cùng Đài Tiếng nói Việt Nam phát sóng chương trình có tên “Chuyện nhỏ với binh sĩ Mỹ” để trò chuyện “tâm tình” với những người lính Mỹ trên sóng radio, giúp họ có cái nhìn đúng đắn về cuộc chiến tranh, hiểu rằng cuộc chiến tranh này là vô nghĩa, khuyến khích họ ngừng tham chiến và trở về quê hương.

Phát thanh viên chương trình đó chính là Hannah Hà Nội mà Goodvertisings muốn nhắc đến – bà Trịnh Thị Ngọ. Bà sinh ra và lớn lên trong một gia đình khá giả tại Hà Nội. Sau khi thi đậu bằng tú tài Pháp, bà Ngọ quyết tâm học thêm tiếng Anh để có thể xem và hiểu những bộ phim Mỹ ưa thích mà không cần phụ đề. Với giọng tiếng Anh chuẩn, ngữ điệu chính xác và vốn từ vựng phong phú, bà Ngọ được nhận vào Đài và trở thành phát thanh viên kiêm biên dịch, biên tập viên của chương trình.

HANNAH HÀ NỘI – “INFLUENCER” CHỦ CHỐT MỘT CÁCH TÌNH CỜ CỦA HÀ NỘI

Về biệt danh của mình, bà Ngọ lý giải:

“Hannah chỉ là một cái tên phụ nữ Mỹ thông dụng. Lính Mỹ gọi tôi như thế có lẽ cho thân quen…Bản tin của tôi phát đi từ Hà Nội, nên gọi là Hannah Hà Nội cho dễ nhớ”.

Bên cạnh nickname nổi tiếng nhất đó, lính Mỹ còn gọi bà là “phù thủy”, “nàng tiên cá” vì sức mê hoặc của những buổi phát thanh chỉ vỏn vẹn 30 phút đó.

Vậy, bí quyết “viral” của Hannah Hà Nội là gì?!!

Đầu tiên, bà đã sử dụng thuần thục nghệ thuật “storytelling”. Nội dung các câu chuyện gần gũi với lính Mỹ: từ chuyện gia đình của những người lính Mỹ tại quê nhà, chuyện những người phụ nữ Việt Nam mất chồng con do bom đạn, tin tức về những cuộc tấn công bạo loạn trên mẫu quốc của họ,… Bà tiết lộ, nguyên tắc đọc tin của bà “phải thuyết phục, không quá thân mật nhưng không quá cứng rắn. Chọn từ ngữ cần dùng cho phù hợp…không gọi là kẻ thù (enemy) mà gọi là đối phương (adversary)… dẫn thêm lời báo chí Mỹ để thông tin có phần khách quan”. Cuối cùng, bà luôn nhấn mạnh “key message”, rằng “Các anh đang chiến đấu cho một cuộc chiến tranh phi nghĩa và sẽ chết một cách vô ích” trong mọi bản tin.

Bên cạnh đó, giọng đọc tiếng Anh quyến rũ trời phú cũng là “vũ khí” chỉ Hannah Hà Nội mới có. Nhiều lính Mỹ là thính giả của chương trình “Chuyện nhỏ với binh sĩ Mỹ” thời ấy đã chia sẻ rằng bà Ngọ là người có giọng nói phù thủy. Người đàn bà sở hữu một giọng nói mà họ “vừa căm ghét, vừa nhung nhớ, vừa sợ hãi nhưng vẫn không thể không nghe”.

Tuy rằng không có con số thống kê hay báo cáo nào ghi lại kết quả của “chiến dịch” này, nhưng không thể phủ nhận tinh thần chiến đấu của một bộ phận binh sĩ Mỹ đã bị lung lay, không ít người lính Mỹ sau những lần nghe chương trình đã tìm cách chống lại cuộc chiến tranh phi nghĩa và trở về quê hương.

Hình ảnh về nữ phát thanh viên đặc biệt này cũng xuất hiện trong bộ phim “Da 5 Bloods” của đạo diễn Spike Lee đang chiếu trên Netflix. Trong đó, Ngô Thanh Vân thủ vai nữ phát thanh viên Hannah Hà Nội.

Subscribe
Notify of
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả các bình luận

Bài đăng cùng chủ đề

Please select listing to show.