CHIẾM DỤNG VĂN HÓA TRONG TRUYỀN THÔNG – TƯỞNG KHÔNG QUEN MÀ LẠI QUEN KHÔNG TƯỞNG?

Share

𝗖𝘂𝗹𝘁𝘂𝗿𝗮𝗹 𝗮𝗽𝗽𝗿𝗼𝗽𝗿𝗶𝗮𝘁𝗶𝗼𝗻, tạm dịch: chiếm dụng văn hóa/hợp thức hóa văn hóa, là việc sử dụng những tài sản trí tuệ, bất kì yếu tố hay đồ vật (trang phục, âm nhạc, ngôn ngữ, văn hóa dân gian, ẩm thực, y học cổ truyền, biểu tượng tôn giáo,..) của bất kỳ nền văn hóa nào một cách thiếu hiểu biết, thiếu tôn trọng những ý nghĩa ban đầu, giá trị cốt lõi của yếu tố văn hóa đó cũng như những người đã sáng tạo ra nó. Nói một cách đơn giản, chính là việc dùng “vô tội vạ” các nền văn hóa khác vì những mục tiêu cá nhân.

Chiếm dụng văn hóa thường xảy ra với các cộng đồng đã và đang ở thế yếu hơn, chịu nhiều thiệt thòi và phân biệt đối xử.

TẠI SAO 𝗖𝗨𝗟𝗧𝗨𝗥𝗔𝗟 𝗔𝗣𝗣𝗥𝗢𝗣𝗥𝗜𝗔𝗧𝗜𝗢𝗡 NÓI CHUNG VÀ TRONG BỐI CẢNH CỦA NGÀNH TRUYỀN THÔNG NÓI RIÊNG LẠI GÂY TRANH CÃI?

Để giải thích tại sao những cộng đồng vô tình trở thành đối tượng bị chiếm dụng văn hóa nhắm đến lại phản ứng dữ dội đến thế, hãy cùng nhìn vào một trong những ví dụ tiêu biểu nhất cho hiện tượng này – những tranh cãi xung quanh kiểu tóc locks, cornrows (kiểu tóc tết bện thừng) của người gốc Phi. Kiểu tóc này gắn liền với những khó khăn và đấu tranh của họ trong lịch sử, tuy vậy hiện nay, chính những người gốc Phi phải đối mặt với nhiều bất công khi để kiểu tóc của chính cha ông mình, bị kỳ thị từ những chủng tộc “có ưu thế hơn” khác. Trong khi, mỉa mai thay, chính những người này lại sử dụng kiểu tóc này vì nó “ngầu”, “trông hiphop” nhưng họ vẫn phân biệt chủng tộc, đùa cợt về màu da và có những thái độ thiếu tôn trọng khác đối với người gốc Phi.

Tất nhiên, điều đó không có nghĩa rằng chỉ có những người gốc Phi mới được quyền để kiểu tóc đó mà những người khác lại không, đặc biệt trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, chúng ta có thể dễ dàng tìm hiểu, tiếp thu một cách tự nhiên những nền văn hóa khác thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng. Điểm khác nhau mấu chốt chính là ở thái độ (tôn trọng hay kỳ thị) của những người để kiểu tóc vốn hàm chứa những câu chuyện, những giá trị văn hóa mà họ chưa chắc biết tường tận. Ranh giới giữa 𝗰𝘂𝗹𝘁𝘂𝗿𝗮𝗹 𝗮𝗽𝗽𝗿𝗼𝗽𝗿𝗶𝗮𝘁𝗶𝗼𝗻 (chiếm đoạt) và 𝗰𝘂𝗹𝘁𝘂𝗿𝗮𝗹 𝗮𝗽𝗽𝗿𝗲𝗰𝗶𝗮𝘁𝗶𝗼𝗻 (tôn trọng) là rất mong manh.

Trong ngành truyền thông, marketing, chiếm dụng văn hóa có thể bị phạm phải theo cả hai cách vô tình và hữu ý.

Nhờ vào sự phát triển của các nền tảng truyền thông số, những kiến thức, nội dung, ý tưởng mới lạ, trong đó có văn hóa, được chia sẻ liên tục nối tiếp nhau. Tuy nhiên, khó có thể tránh khỏi sự “tam sao thất bản”, cũng như không có nhiều bài viết dẫn được về nguồn gốc ban đầu của những gì được chia sẻ. Trong khi đó, bản chất “creative” của ngành truyền thông đã khiến việc tham khảo, tìm tòi nguồn cảm hứng từ các nguồn khác nhau là không thể tránh khỏi. Vì vậy, nếu tìm hiểu không “đến nơi đến chốn”, người làm truyền thông rất có thể sẽ vô tình làm ra những sản phẩm chiếm dụng văn hóa.

Đôi khi, một số nhãn hàng, người sáng tạo nội dung tạo ra những sản phẩm mang tính chiếm đoạt văn hóa vì những mục đích thương mại: xây dựng các ý tưởng quảng cáo, concept cho sản phẩm dựa trên nền tảng “khai phá” các yếu tố văn hóa nhằm tạo sự độc đáo, mới lạ (dễ thấy ở một số thương hiệu mỹ phẩm để thu hút một tệp khách hàng nhất định, gia tăng doanh số, làm đẹp hình ảnh thương hiệu,…).

𝗖𝗨𝗟𝗧𝗨𝗥𝗔𝗟 𝗔𝗣𝗣𝗥𝗢𝗣𝗥𝗜𝗔𝗧𝗜𝗢𝗡 – KHÔNG HỀ XA LẠ

Một trong những người làm truyền thông vướng phải nghi vấn chiếm đoạt văn hóa là Youtuber nổi tiếng 𝙉𝙖𝙨 𝘿𝙖𝙞𝙡𝙮. Youtuber này đối mặt với những chỉ trích khai thác, lạm dụng, văn hóa Philippines khi anh nói rằng mục đích đến đất nước này để chia sẻ và lan tỏa các câu chuyện văn hóa, nhưng những người bản địa làm việc cùng anh cho rằng Nas Daily chỉ tập trung vào những tình tiết để làm ra một video càng “viral” càng tốt, thay vì tìm hiểu kỹ và chia sẻ những góc nhìn chân thực về văn hóa địa phương. Không chỉ vậy, Nas Daily bị cho là đã “nhại” lại tiếng địa phương Philippines và liên tiếp nhấn mạnh rằng đây là một vùng đất nghèo đói.

Trên thực tế, đây không phải là lần đầu tiên Nas Daily vướng phải những lùm xùm này liên quan đến thái độ và sự chính xác đối với văn hóa của một quốc gia. Sơ qua có thể kể đến video về Triều Tiên, video về Việt Nam có chi tiết uống và khen cà phê sữa nhưng lại không thưởng thức đúng cách (không hề khuấy lớp sữa ở dưới). Mới đây nhất là vụ việc ở Philippines nói trên, cũng như việc mở một khóa học trực tuyến về nghệ thuật xăm cổ tận dụng kiến thức văn hóa và danh tiếng của nghệ nhân người Philippines trong khi chính bà còn không hay biết.

Kiếm tiền, “câu view”, trở nên nổi tiếng từ chính những nguồn văn hóa dồi dào khác, nhưng lại bỏ qua các chi tiết về tính linh thiêng, tính nhạy cảm của yếu tố văn hóa đó với người dân bản địa (tham khảo thêm video Kim Kardashian: You’ve gone too far, kênh YouTube Skincare with Hyram), khai thác các yếu tố văn hóa một cách hời hợt, chọn lọc những chi tiết clickbait thay vì phản ánh bức tranh toàn cảnh đúng như những gì nó vốn có để đem lại lợi ích cho mình.

Bạn nghĩ sao về những nghi vấn này và vấn đề chiếm dụng văn hóa trong ngành truyền thông?

Subscribe
Notify of
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả các bình luận

Bài đăng cùng chủ đề

Please select listing to show.