GRAB – ỨNG DỤNG NGOẠI NHẬP “THỞ NHỊP VIỆT NAM”

Share

Vốn là ứng dụng ngoại nhập, Grab từng bị các hãng taxi, các hãng xe công nghệ khác đánh vào yếu tố này để cạnh tranh. Thế nhưng, sau 7 năm cùng chiến lược “địa phương hóa”, Grab giờ đây đã không còn là một ứng dụng Singapore “nhập gia Việt Nam nên phải tùy tục” mà thực sự đã trở thành ứng dụng của mọi người Việt Nam.

Nằm trong chuỗi hoạt động kỷ niệm 7 năm có mặt tại Việt Nam, video quảng cáo “Thở nhịp Việt Nam” của Grab đã xuất sắc lột tả đầy cảm xúc hành trình từ Việt Nam thay đổi Grab đến Grab thay đổi cuộc sống người Việt Nam, khẳng định vị thế hàng đầu của mình trong thị trường xe công nghệ tại Việt Nam. Vậy Grab đã gần gũi đến từng hơi thở của người Việt như thế nào?

GRAB GÓP PHẦN PHÁ BỎ NHỮNG ĐỊNH KIẾN

Grab đã khéo léo lồng ghép những thông điệp ý nghĩa trong video, một trong số đó là phá bỏ những định kiến về giới trong nghề tài xế công nghệ. Trong tất cả các dịch vụ GrabBike, GrabFood, GrabCar đều có sự xuất hiện của đồng thời cả tài xế nam và tài xế nữ.
Trong số các khách hàng của Grab cũng có sự xuất hiện của một chủ tiệm đồ handmade phải di chuyển bằng xe lăn. Tuy không thể tự tay giao hàng nhưng cô chủ tiệm vẫn livestream giới thiệu sản phẩm, chốt đơn và nhờ Grab giao đến tận tay khách hàng.

AI CŨNG DÙNG GRAB

Video có sự xuất hiện của tới 26 nhân vật khác nhau, để người Việt nào cũng dễ dàng thấy mình trong đó. Grab có sự đa dạng trong khách hàng Việt, có thể ở bất kỳ độ tuổi nào, dù già hay trẻ. Ở bất kỳ ngành nghề nào, dù là dân văn phòng, đầu bếp, người bán hàng online hay nội trợ tại gia. Dù là nam hay nữ, dù là người khuyết tật, ai cũng dùng Grab.

GRAB TRÊN MỌI HÀNH TRÌNH

Grab khéo léo lồng ghép những dịch vụ của mình trong mọi hoạt động của cuộc sống người Việt. Từ những hành động thường ngày như đi làm, đi chơi, đi nhậu với GrabBike, ăn uống với GrabFood, hẹn hò với GrabPay by Moca, bán và mua hàng online với GrabExpress, đi chợ với GrabMart đến những “hành trình lạ lùng nhất cuộc đời” là đi ra từ tòa án sau khi ly hôn với GrabCar.
Grab đồng hành trên mọi hành trình, dù mưa hay nắng, dù ngày hay đêm.

GRAB Ở BẤ́T KỲ ĐÂU

Các yếu tố đặc trưng Việt Nam xuất hiện liên tiếp trong video khiến ai cũng dễ dàng cảm thấy quen thuộc. Mở đầu video là câu vọng cổ “Anh Grab đồ xanh đang đứng chờ bên bờ kênh ngã Bảy / Sao cô gái kêu xe hổng thấy ra chào?”. Thay vì đặc tả địa danh ở một thành phố nào, mọi thước phim trên đường phố đều mang những chất liệu rất Việt Nam, như quán phở tái nạm, như gánh hàng rong, như những con ngõ, con hẻm nhỏ với đường dây điện chằng chịt trên cao.

GRAB THAY ĐỔI CÙNG VIỆT NAM

Việt Nam thay đổi từng ngày, nhất là trong mùa dịch CoVid-19, Grab cũng phải thay đổi để thích ứng với Việt Nam, từ chính sách “Giao hàng không chạm”, đến việc bắt buộc đeo khẩu trang, xịt khuẩn trước khi lên xe. Có một chi tiết nhỏ rất hay nếu bạn để ý, phân cảnh 3 người đi nhậu lên GrabCar ý chỉ từ khi Việt Nam áp dụng nghiêm luật “Đã rượu bia không lái xe”, người Việt đã không còn xa lạ việc sử dụng Grab thay vì tự lái xe về nhà

KHÔNG CHỈ LÀ TRẢI NGHIỆM GIỮA NHỮNG NGƯỜI XA LẠ

Hơn cả việc “Với mọi người Việt, sử dụng Grab đều quen như hơi thở, trải nghiệm gọi xe công nghệ không chỉ là một dịch vụ logistics hàng ngày, mà còn là một trải nghiệm tràn đầy cảm xúc. Chăm chút như mẹ nhắc “đừng bỏ bữa”, yêu thương như người cha mang áo mưa tới đón con và đồng cảm như những người bạn chia sẻ lúc buồn lòng nhất.

Grab là “người quen” của bạn rồi chứ?

Subscribe
Notify of
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả các bình luận

Bài đăng cùng chủ đề

Please select listing to show.