CÔNG CỤ QUÉT VÀ PHÂN TÍCH QUẢNG CÁO THÔNG MINH SMART TUVA

Media Monitoring – GE (Gender Sensitivity) là công cụ phân tích thông điệp quảng cáo tự động nhằm đánh giá mức độ nhạy cảm giới trong hình ảnh và lời thoại của quảng cáo. Dán link quảng cáo cần phân tích vào đây để đọc kết quả.

Giới thiệu chung

Công cụ quét và phân tích quảng cáo SMART TUVA có khả năng nhận dạng và phân tích mức độ nhạy cảm giới trong quảng cáo nhờ kết hợp ứng dụng trí tuệ nhân tạo đầu tiên tại Việt Nam. Công cụ có ba chức năng chính: 

  1. Tiếp nhận quảng cáo từ người dùng (quảng cáo có thể dưới nhiều định dạng: âm thanh, hình ảnh, video, văn bản)
  2. Phân tích quảng cáo tự động sử dụng AI đã được huấn luyện và kiểm tra bởi các chuyên gia về giới để nhận biết các dấu hiệu nhạy cảm giới 
  3. Xuất báo cáo đánh giá mức độ nhạy cảm giới của quảng cáo, đưa ra các thống kê định kỳ trên các dữ liệu quảng cáo theo từng tháng, quý, năm để xem các chỉ số nhạy cảm giới trên thị trường quảng cáo được cải thiện như thế nào. 

Công nghệ nổi trội của SMART TUVA

SMART TUVA là công cụ có ứng dụng trí tuệ nhân tạo và các công nghệ hàng đầu hiện nay kết hợp với đơn vị phát triển công đạt giải ứng dụng AI trong Marketing – UNIKON. Công cụ này là sự kết hợp của công nghệ và sự kiểm tra chất lượng và nội dung chặt chẽ từ các chuyên gia và thu thập ý kiến từ người dùng, liên tục đánh giá và học để tối ưu hoá bộ quét, từ đó đưa ra các báo cáo phân tích có độ chính xác cao.

Thiết kế sử dụng lõi công nghệ tân tiến nhất của trí tuệ nhân tạo (AI) và tự động hoá (automation)

  • Tính năng nhận diện các yếu tố hình ảnh, âm thanh, văn bản tối ưu 
  • Nhận diện và xử lý hình ảnh: nhận diện hình ảnh, khung hình, tỷ lệ giới xuất hiện trong khung hình để xác định nhân vật chính, đánh giá cảm xúc nói chung
  • Nhận diện và xử lý âm thanh: chuyển âm thành thành dạng văn bản để phân tích các nhóm (VD: nhóm từ sản phẩm gia dụng, nội trợ, bếp), nhận biết sản phẩm được gắn với giới nào; phân biệt tông giọng nam/nữ và ngữ điệu trong hội thoại 
  • Nhận diện và xử lý video: xử lý tách riêng hình ảnh và âm thanh và tổng hợp kết quả. 
  • Tổng hợp báo cáo tự động sau khi xử lý dữ liệu đầu vào

Hệ thống ‘lăng kính’ (AI Lenses) là bộ lọc và phân tích quảng cáo trên nhiều phương diện

  • Bộ lọc được phát triển đa dạng chủ đề, được địa phương hoá và liên tục cập nhật nhằm phát hiện các yếu tố âm thanh/hình ảnh/văn bản rõ ràng hoặc có ẩn chứa sạn về giới, phân biệt đối xử, bất bình đẳng. 
  • Hệ thống được xây dựng và kiểm tra, đánh giá  liên tục bởi các chuyên gia về giới, tổ chức xã hội (đơn cử CARE International) và tiếp tục huấn luyện để tăng hiệu quả đánh giá phân tích.

Vận hành dựa vào trí tuệ nhân tạo, dữ liệu lớn, và người dùng tự tạo nội dung (UGC)

  • Các chuyên gia về giới đưa ra khung đánh giá và huấn luyện hệ thống, hệ thống ghi nhớ và tự động vận hành thông qua học máy (machine learning) & học sâu (deep learning).
  • Công cụ mở cho tất cả người dùng (các chuyên gia về truyền thông, quảng cáo, PR, nhãn hàng, khách hàng nói chung) có thể đánh giá và đóng góp ý kiến sau khi sử dụng công cụ. Hệ thống sẽ tổng hợp các feedback, tiếp tục thông qua chuyên gia đánh giá và huấn luyện nâng cấp công cụ. 

PHƯƠNG THỨC HOẠT ĐỘNG CỦA

CÔNG CỤ SMART TUVA

PHÂN TÍCH VĂN BẢN

Là giao diện phân tích dành cho các nội dung truyền thông/quảng cáo dưới dạng văn bản dưới các loại hình: Bài báo, đoạn tin tức/quảng cáo.
Bước 1: Lấy dữ liệu nền: là sản phẩm đầu ra sau khi công cụ AI thực hiện quét tự động đối với các đoạn văn bản:
  • Số lượng câu – chữ
  • Xu hướng cảm xúc của thông tin (trung tính, tích cực, tiêu cực)…
Bước 2: Xử lý dữ liệu sau khi áp dụng Hệ thống lăng kinh về giới:
  • Từ ngữ thể hiện vai trò gia đình gắn với chủ thể là nam giới/nữ giới
  • Từ ngữ thể hiện đặc điểm tính cách gắn với chủ thể là nam giới/nữ giới
  • Từ ngữ thể hiện nghề nghiệp/công việc gắn với chủ thể là nam giới/nữ giới
Kết quả báo cáo đầu ra
Đánh giá theo thang điểm 10 về mức độ nhạy cảm giới của quảng cáo

ỨNG DỤNG THỰC TIỄN CỦA CÔNG CỤ SMART TUVA

Giúp người dùng có cái nhìn toàn diện, hiểu rõ hơn về thị trường quảng cáo hiện tại, nâng cao nhận thức và kiến thức để nhận biết được các quảng cáo “bẩn” hoặc có yếu tố nhạy cảm giới, từ đó khuyến khích mọi người chung tay xây dựng một xã hội văn minh và thấu cảm hơn.

Chung tay tạo ra một môi trường truyền thông – quảng cáo bình đẳng, toàn diện và tiến bộ tại Việt Nam.